– Con xin một daddy.
Mơ không làm ngôi sao
1. Nghi bước nhanh ra khỏi sảnh khách sạn, nơi tổ chức tiệc tất niên của một ngân hàng lớn. Vy, trợ lý của cô, đã gọi sẵn taxi chờ ngay trước cửa. Được ca ngợi là một trong những người thừa kế xứng đáng nhất của danh hiệu diva, Nghi thường xuyên phải góp mặt và hát trong những sự kiện của doanh nghiệp kiểu như thế này. Cô chẳng thích thú gì khi phải đứng hát trên sân khấu không đủ tiêu chuẩn âm thanh ánh sáng, trước những khán giả tò mò hơn là hâm mộ, nhưng mức thù lao quá hậu hĩnh khiến cô thường quyết định trái với suy nghĩ.
– Còn bao nhiêu phút nữa, Vy?
– Còn mười lăm phút, nhưng vẫn kịp, Nghi yên tâm!
Nghi gật đầu thay câu trả lời, co người vào bên trong chiếc áo dạ. Đêm nay, cô sẽ hát ở ba nơi. Giờ chưa đến chín rưỡi, cuộc chạy show của cô lúc này mới chính thức bắt đầu. Đã 29 Tết, những cửa hiệu trên tuyến phố Hàng Ngang – Hàng Đào xả hàng tồn. Quần áo chất đống trên vỉa hè, người mua bu quanh bới bới chọn chọn. Khung cảnh huyên náo này nhắc Nghi nhớ về thời 17, 18 tuổi. Khi đó, cô mới lên thành phố làm thuê, chưa tham gia cuộc thi tuyển chọn tài năng âm nhạc, chưa có ai biết đến, càng chưa được báo chí nhắc đến bằng những lời có cánh như bây giờ. Cuộc sống khi đó tuy vất vả nhưng thật thanh thản…
2. Có một vụ va quệt trên đường, xe cộ đột nhiên dồn lại thành một búi trong đo phố chật hẹp. Đã tối muộn, mãi chưa thấy bóng đồng phục của cảnh sát giao thông hay dân phòng, tự quản. Nghi nhấp nhổm nhìn ra ngoài. Xe máy ken sát chặn cả bốn cánh cửa của chiếc taxi. Nếu muốn đến đúng giờ, cô chỉ còn cách chui qua cửa kính. Bộ váy dạ hội đính hạt cầu kỳ bên trong và chiếc áo dạ nặng nề khoác ngoài không cho phép Nghi làm vậy, cô đành ngồi yên tại chỗ, lơ đãng nghe tiếng nhạc chuông vang lên không dứt, lơ đãng nghe Vy trả lời hết cuộc điện thoại hỏi han nay đến cuộc điện thoại giục giã khác.
Chẳng biết vì mệt mỏi sau mấy tiếng chỉ đứng và cười hay vì trong xe thiếu không khí, Nghi thấy mắt mình sụp xuống. Cô nghĩ thầm: “Tranh thủ ngủ một chút cũng tốt… nhưng giá như bây giờ mình không phải là ca sĩ nổi tiếng thì còn tốt hơn!”. Vài giây sau, cô thiếp đi, không biết rằng chiếc taxi chở cô đang đi ngang một ngôi đền trong hàng ngũ Thăng Long tứ trấn.
Lúc này, vị thần trong đền đang sửa soạn để lên trên trời họp tổng kết. Ngài nghiêng tai lắng nghe điều ước ngái ngủ của cô, thoáng cau mặt: “Hừ, ước ao gì mà cẩu thả quá! Nhưng được rồi, hôm nay ta đang vui, sẽ cho nhà người toại nguyện. Ca sĩ Anh Nghi, chỉ cần xuống khỏi cái xe đó, nhà ngươi sẽ là kẻ vô danh!”
3. Nghi uể oải xuống xe. Giấc ngủ ngắn dường như không khiến cô cảm thấy khá hơn. Cô dừng lại một chút để đợi người của quán bar rađón, tranh thủ hít sâu không khí lạnh ẩm ướt của miền Bắc. Kể từ khi đoạt giải nhất của cuộc thi tuyển chọn tài năng âm nhạc và ký hợp đồng với một hãng thu âm lớn, cô chuyển vào Sài Gòn. Mới đầu, cô tưởng một đứa con gái không có ai thân thích như cô thì ở đâu cũng thế, nhưng hóa ra không phải. Đất phương Nam tuy ấm áp và cởi mở nhưng lại không thể cho cô cảm giác thân thương, nhất là khi năm hết Tết đến.
m thanh xôn xao chợt vang lên phía sau. Nghi quay lại, thấy mấy nhân viên của quán bar đang đi như chạy ra đón một người ăn mặc giống hệt cô. Vy đang theo sát cô ta, tay đón lấy chiếc áo khoác dạ cô ta vừa cởi ra, miệng không ngừng phân bua với người của quán bar về chuyện chậm trễ ngoài ý muốn. Với Nghi, cảnh này quả là quen đến không thể quen hơn, nhưng thật lạ, hôm nay cô lại đứng một bên, quan sát nó như kẻ ngoài cuộc. Cô định chen lên chặn đường Vy và kẻ giả mạo kia, nhưng một vệ sĩ có vẻ mặt bặm trợn đã ngăn cô lại:
– Buổi hôm nay chỉ dành cho khách VIP, chị vui lòng cho xem thẻ! – Anh ta nói như cái m
– Tôi không có thẻ. Tôi là Anh Nghi, đến biểu diễn. Người kia không phải là tôi.
Tay vệ sĩ nhìn cô không kiên nhẫn. Anh ta ra hiệu với đồng sự. Mươi giây sau, Nghi “được” hai gã trai to cao hộ tống ra đường.
4. Quá nửa đêm, Nghi quay về khách sạn. Cô đã đi qua ba tụ điểm mà lẽ ra cô phải biểu diễn trong đêm nay. Ở cả ba nơi, người ta đều đối xử với cô như một kẻ hoang tưởng nặng. Có người nhìn cô bằng ánh mắt tội nghiệp, có người thì cười nhạo, có kẻ thì chửi cô bằng những từ ngữ mà từ khi đổi đời cô không còn phải nghe. Không ai tin cô là Anh Nghi, quán quân cuộc thi tài năng âm nhạc, ca sĩ có cát-xê hàng đầu hiện nay, người thừa kế xứng đáng của danh hiệu diva… Kinh khủng hơn, khi cô túm được Vy và cố hỏi xem chuyện gì xảy ra, Vy – người trợ lý nhã nhặn ngọt ngào lâu nay vẫn chăm sóc cô tận tụy từng li từng tí – đã xô cô ngã rồi lạnh lùng bước qua, không quên bỏ lại một câu chửi tục.
Như để bồi thêm một cú đánh vào tinh thần đang hoang mang của Nghi, nhân viên lễ tân từ chối cho cô lên phòng, vì “chị Anh Nghi vừa về cách đây mấy phút và đang ở trên phòng rồi”. Đúng lúc nhân viên bảo vệ khách sạn đi về phía quầy lễ tân để đối xử với Nghi theo cách mà đám vệ sĩ ở các tụ điểm tối nay từng làm, một người mặc plet đuôi tôm đã đi ra từ quán bar của khách sạn đã lên tiếng gọi cô. Nghi quay lại và nhận ra Trung, người đệm đàn piano cho các thí sinh trong vòng sơ khảo cuộc thu tuyển chọn tài năng âm nhạc, thì ra anh làm thêm ở đây.
5. – Chuyện này hoang đường quá phải không anh?
Nghi hỏi khi xe bắt đầu rẽ vào ngõ nhà Trung. Trên đường về, cô đã kể cho anh nghe mọi chuyện diễn ra hồi tối.
– Có thể anh hơi duy tâm… – Giọng Trung hơi bạt đi trong gió – nhưng mấy ngày này là lúc thần cai quản công việc năm cũ đã đi, thần phụ trách năm mới chưa về, chuyện hoang đường cũng dễ phát sinh lắm. Mai anh sẽ chở em qua đoạn phố đó xem có gì lạ không.
Trước những lời mơ hồ của Trung, Nghi chẳng biết nói gì hơn là “vâng” một tiếng quấy quá. Dù Trung đã nhận ra cô và lấy danh dự ra ảm bảo, tất cả mọi người trong khách sạn, bao gồm cả viên quản lý lâu nay vẫn xưng với cô là anh nuôi, vẫn không mảy may tin tưởng. Họ đều đứng về phía Vy và kẻ giả mạo. Trung đủ tỉnh táo để không sa vào cuộc tranh cãi thâu đêm trước quầy lễ tân khách sạn. Anh quyết định đưa Nghi về nhà mình nghỉ tạm.
Nhà Trung ở một ngõ ven đô. Tuy đã lên phường lên quận nhưng nơi này vẫn mang nặng dấu ấn làng xã với cổng làng, đình làng, ao làng… Người dân trong làng vẫn giữ lệ tự gói, tự luộc bánh chưng. Gia đình Trung cũng vậy. Khi Nghi đi vào cổng, bố và anh trai anh đang mở vung nồi bánh quyện với khói củi khiến hai người như ở trong một màn sương mờ ảo. Trên chiếc chiếu trải gần nồi bánh, mẹ và chị dâu Trung vừa nhặt nấm hương mộc nhĩ đã ngâm vừa tính chuyện tối mai ăn cơm sớm để kịp rửa dọn xong trước chương trình Gặp nhau cuối năm. Nghi đứng lặng nhìn cảnh đó, thấy mắt mũi cay xè.
6. Hôm sau, sau bữa sáng có thực đơn đặc biệt là bánh chưng mới vớt, Trung đưa Nghi quay lại đoạn phố gần quán bar thứ nhất, nơi cô bị kẹt trong đám ùn tắc. Khi nhìn thấy ngôi đền đóng cửa im ỉm, cả hai tự nhiên đều khẽ rùng mình. Vậy là điều mà Nghi ước trước khi thiếp đi ấy đã thành hiện thực! Phải mất một lúc đi bộ lòng vòng kết hợp hỏi thăm, hai người mới tìm được người trông đền. Ông lão đang bận phụ con cháu bán hàng bánh mứt kẹo Tết, không cần nghe Nghi trình bày đã xua tay, nói khơi khơi:
– Đền đóng cửa thần đi vắng. Đơn từ khiếu nại xin xỏ gì để Giao thừa đền mở cửa lại rồi ngài về ngài xét.
Trước vẻ mặt khó hiểu pha lẫn bực bội của Nghi, Trung đành phải cười trừ rồi rủ cô đi dạo phố, mua sắm. Hai người đi xuôi theo những con phố bàn cờ, rẽ ra Hàng Chiếu, Hàng Mã rồi Hàng Lược, Hàng Gà. Dọc dường đi, anh nhắc lại những điều vụn vặt vui vẻ diễn ra trong vòng sơ khảo cuộc thi tài năng âm nhạc và chọc cô cười thành tiếng không biết bao nhiêu lần. Không có người nhận ra, không có người lại gần xin chữ ký, không có người tò mò dùng điện thoại quay chụp, Nghi thả lỏng hoàn toàn những cảm xúc bản thân. Khi hai người quay về nhà Trung với mấy chiếc túi căng phồng đựng toàn những món lặt vặt rẻ tiền, cô đã gần như quên mất thân phận ca sĩ của mình. Nghi sẽ còn tiếp tục quên, nếu như sau bữa cơm tất niên, đứa cháu mới học lớp 2 của Trung không chạy tới kéo áo cô và bắt đầu mẩu đối thoại bên dưới:
– Tại sao cô lại mặc quần áo của m
– Vì quần áo của cô bẩn, mẹ cháu cho cô mượn mặc tạm.
– Tại sao cô lại ở nhà cháu?
– Tại nhà cô ở xa, cô không về kịp nên phải xin ông bà cho ở nhờ mấy hôm.
– Cô muốn ở nhà cháu, cô phải hát cho cháu nghe cơ!
– Cháu biết cô à?
– Vâng ạ. Cô hát bài… này, bài… này, cả bài… nữa. Cháu thích lắm!
– Sao cháu biết?
– Chú cháu ngày nào cũng xem cờ líp (clip) của cô mà.
Nói qua nói lại thêm một lát, con bé chạy vụt đi, bỏ lại Nghi với những cảm xúc sững sờ, bối rối. Dường như sau khi đoạt giải cuộc thi, cô đã tiến quá nhanh và bỏ qua điều gì đó rất đẹp.
7. GầnGiao thừa, những con phố quanh Hồ Gươm tắc nghẽn, tiếng người, tiếng xe, tiếng nhạc và những ánh đèn màu, đèn laser loang loáng khiến người vốn quá quen với sân khấu lớn như Nghi cũng choáng ngợp. Nhưng chỉ cách đó một đoạn, trước cửa ngôi đền nọ, đường thật quang đãng, không khí sực mùi hương trầm và mùi khói đốt vàng mã. Cửa đền đã mở. Trong đền có rất nhiều người đứng khấn. Trung kéo Nghi len vào bên trong.
Ông từ giữ đền lúc sáng đã thay bộ quần áo lao động lúc sáng bằng một bộ áo the khăn xếp là lượt, đang hướng dẫn mọi người thắp hương, đặt lễ. Nghi lóng ngóng làm theo lời ông, cô khấn vái đơn giản rồi lùi ra một góc chờ Giao thừa, Trung đứng bên cô, trong vẻ mặt trầm ngâm có lẫn sự bồn chồn và dường như tiếc nuối.
Rồi thời khắc chuyển giao cũ – mới cũng đến. Khi tiếng trống dồn dập vang lên trong đền, Nghi thấy mình ngả vào vai Trung và thiếp đi. Trong mơ, cô thấy một người mặc áo bào trắng đi lướt qua cô và cười, tiếng cười hi hí như tiếng ngựa. Cô vội vàng kêu lên:
– Ngài cho cho con hỏi ạ!
– Hỏi gì hỏi luôn đi, ta bận lắm! – Người đó không quay lại.
– Tại sao ngoài anh Trung và cháu anh ấy, không ai nhận ra và tin con ạ?
– Con ngốc, có thế mà cũng phải hỏi tại sao! Vì đó là hai kẻ yêu người chỉ vì người là ngươi, yêu vô điều kiện…
8. Khi Nghi tỉnh lại, cô thấy mình đang ngồi trong phòng hóa trang của một nhà hát sang trọng. Bên cạnh cô, Vy đang cằn nhằn liên tu bất tận về việc đơn vị tổ chức tự ý thay đổi phần nhạc đệm của tiết mục cô sắp trình diễn, từ đệm saxophone biến thành đệm piano. Nghe đến chữ piano, Nghi chợt ngẩng lên. Cô nhìn đăm đăm vào gương mặt lúc nào cũng nhiệt thành đến mức xu nịnh của Vy, hỏi nhỏ:
– Sáng nay mình đi những chỗ nào Vy nhỉ?
– Nghi quên hả? Sáng nay Nghi dự giao lưu trực tuyến với báo điện tử P., rồi đi chụp hình với nhiếp ảnh gia T…
– À, ra thế! – Nghi nhìn vào gương mặt mình trong gương một lát rồi hỏi thêm – Vậy tối qua mình diễn ở những đâu?
– Ở C, G và F.
– Có chuyện gì bất thường không?
– Không, vẫn bình thường mà.
– Ừ, mình biết rồi, cảm ơn Vy!
Nghi đứng dậy, đi về phía cửa. Trước khi ra khỏi phòng, cô quay lại nhìn thẳng vào gương mặt cúc cung của Vy, thoáng rùng mình, chẳng rõ vì lạnh hay vì sao. Ở bên ngoài, nhân viên tổ chức đã đợi sẵn để chỉ đường ra sân khấu cho cô. Nghi vừa bước chậm rãi vừa nghiêng tai lắng nghe. Dường như tim cô đang đập theo tiếng trống Giao thừa trong đền Bạch Mã.
Chương 7: Khách Cuối
Hoa rút nốt mấy cái khăn đang phơi ngoài dây. Khăn vẫn hơi ẩm, nhưng trời đã nhá nhem tối, người đi đường cũng thưa thớt hẳn, phải cất dọn hết vào thôi. Cả dãy phố cắt tóc gội đầu này hàng nào hàng nấy đã đóng cửa nghỉ từ trưa nay hoặc từ tối qua rồi còn gì. Cắm máy sấy hong mớ khăn cho khô thêm rồi gấp từng cái cho lên giá, Hoa thở ra một hơi dài. Gọn ghẽ tinh tươm cả rồi, chuẩn bị đi tắm thôi. À, vẫn còn đống tóc vụn vun ra sát cửa từ sáng, mải khách quên khuấy mất lúc nào không biết. Chổi đây rồi, hất ngay ra cho gọn.
– Này!
Hoa giật nảy mình quay ra. Trước cửa hàng, một gã tóc tai ngờm ng
p, râu ria xồm xoàm bặm trợn, đang nhìn như muốn vặn cổ người đối diện. Đôi giày bê bết bùn đất của gã vừa được trang điểm thêm bằng mớ tóc vụn, nom như xác con chuột chết trụi lông nham nhở. Thấy Hoa nhìn, gã cau mặt, trông lại càng
– Quét thế à?
– Chết thật, xin lỗi anh. – “Thôi xong, gặp đầu gấu rồi”, Hoa nghĩ bụng, vội vứt chổi vào góc nhà chạy ra tận nơi, cố nở nụ cười tử tế nhất. – Tại đường vắng nên em chủ quan. Anh vào đây em lau giày cho ạ.
Đầu Gấu im lặng, nhìn quanh dò xét. Hoa tái mặt nhìn theo ánh mắt của gã. Tiền khách trả Hoa vẫn để trong ngăn kéo, hơn năm trăm ngàn. Chiếc điện thoại mới mua thì để ngay trên bàn, ngót triệu bạc. Rồi còn máy sấy, máy ép tóc, toàn hàng xịn, tiền trăm cả.
– Đóng cửa rồi à? – Đầu Gấu hất hàm, đi tới xoay cái ghế, ngồi phịch xuống.
– Vâ… ấy, không ạ. – Hoa lập cập. – Anh gội đầu ạ?
– Cắt tóc, gội đầu, cạo râu. Mất bao lâu?
– Phải hơn một tiếng ạ.
– Có một mình thôi à?
– Dạ, vâng ạ.
– Làm gì mà cứ vâng dạ ạ riếc thế? Bao tuổi rồi?
– Dạ, em hăm hai ạ.
– Đấy, lại ạ! Gội đi, nhanh không Giao thừa bây giờ.
– Vâng, anh gội dầu gì? – Hoa định nói “ạ” nhưng cuối cùng kìm lại được.
– Gì chả được, loại kia đi.
Đầu Gấu chỉ chọn loại dầu thường, rẻ tiền. “Cũng còn may”, Hoa vừa nghĩ thầm vừa một tay chế từng chút nước lã lên chỗ tóc vừa nổi chút bọt của gã, một tay gãi. Có lẽ cái đầu… gấu này không biết đến nước và xà phòng từ hàng triệu năm nay rồi. Tóc dài vô tổ chức, bết tảng, quyện bụi đất cứng đơ như vuốt keo. Nửa lọ dầu gội đổ vào gãi mãi mới mềm, không có bọt trắng mà chỉ lên chút gợn màu cháo lòng.
– Em gãi thế này vừa chưa anh?
– Ờ, rồi… Em thuê nhà của ông bà Tâm à?
– Vâng, nhưng ông Tâm mất rồi, còn bà thôi.
– Ông mất rồi à? – Đầu Gấu ngẩng lên, thảng thốt nhìn vào bóng Hoa trong gương.
– Vâng, ông mất được hơn một năm rồi, vừa mới qua giỗ đầu được tháng rưỡi, hai tháng thôi.
– Trước ông Tâm mở hàng cho thuê truyện ở đây. Anh hay ra thuê.
– Thế chắc lâu lắm rồi. Vì khi em đến làm nó đã là hàng gội đầu. Ông bà Tâm thì lên chung cư ở từ trước đấy nữa cơ.
– Em làm được bao lâu rồi?
– Cũng phải gần ba năm. Hồi ấy cháu bà Tâm mở cửa hàng rồi nhượng lại cho em.
– Cháu bà Tâm… là Thúy Giang?
– Vâng, anh cũng biết chị ấy à?
– Trước anh học cùng.
– Chị ấy xinh anh nhỉ.
– Ờ… Giờ Giang thế nào?
– Chị ấy lấy chồng rồi.
– Lấy chồng rồi à?
– Vâng, chồng người Hàn Quốc. Đợt vừa rồi bà Tâm còn sang chơi nữa… Anh lên bàn để em x
Đầu Gấu loay hoay mãi mới tìm được cách nằm trên bàn xả cho thân hình quá khổ. Gã cởi giày rồi nằm với đôi chân khoanh gập lại như một thế yoga quái gở. Hoa để mặc gã tự thu xếp, vào trong mở vung nồi nước mùi già, đổ thêm nước lã. Hương mùi già ấm sực làm Đầu Gấu nghển hẳn đầu lên nhìn. Câu chuyện về người quen chung làm Hoa bớtsợ, đã có thể nhìn gã một cách không lấm lét, thậm chí còn có thể nhường cho gã vài gáo nước tắm tất niên.
– Ba mươi năm nào mẹ em cũng đun nước mùi già cho cả lũ bọn em tắm. Em đổ thêm nước để lát nữa anh gội xong thì tráng.
– Cảm ơn em.
Có lẽ một nụ cười vừa xuất hiện trên môi của Đầu Gấu, nhưng Hoa đang đứng phía trên đầu gã nhìn xuống nên thấy nó như là mếu. Từ đuôi mắt đen kịt bụi của gã, một giọt nước chớm lăn ra. Hoa từ từ khỏa nước rửa sạch cả bụi và hòa tan giọt nước nhỏ xíu ấy, tự dưng không biết nói gì.
– Nhà em ở đâu? Chắc gần đây nhỉ? Thấy Hoa im lặng lâu, Đầu gấu bắt chuyện.
– Em ở tận Yên Bái cơ.
– Thế mà giờ này chưa về?
– Năm nay em không về, ở lại ăn Tết thành phố cho vui.
– Sao không về? Tết thành phố có vui gì đâu.
– Ở lại thành phố không vui nhưng về quê còn buồn hơn.
– Sao thế?
– Năm nay suy thoái, làm ăn khó khăn anh ạ.
– Khó mấy cũng phải mua được cái vé xe khách chứ!
– Vé được. Nhưng về mà không có món tiền biếu bố mẹ anh chị, mừng tuổi các các cháu, rồi quà cho họ hàng… buồn lắm anh ạ.
– Ờ, cả năm mới có dịp về mà đi tay không thì cũng ngại. Nhưng ở thành phố mà gặp gỡ bạn bè đi chơi mấy tiếng cũng hết nhiều tiền lắm đấy.
– Em có bạn bè gì đâu mà đi chơi.
– Không có người yêu đồng hương gì à?
– Không ạ, anh bảo em cứ ngập mặt trong cửa hàng cả ngày thế này thì chơi với ai.
– Thế ba ngày Tết trùm chăn ngủ thôi hay sao?
– Năm nay, mùng Hai đẹp ngày, em mở hàng luôn, làm túc tắc trong Tết cũng được mỗi ngày vài ba khách… Anh có rửa tai không ạ?
– Có chứ, bẩn kinh lắm.
– Cũng bình thường. Em làm quen rồi. Chắc anh đi đường trường mới về.
– Anh đi làm ăn ở tận trong Nam, vừa về đến Hà Nội lúc chiều.
– Thảo nào đang mùa rét mà da anh đen thế. Nhà anh ở gần đây ạ?
– Nhà cũ ở gần đây, giờ chuyến đi chỗ khác rồi… Không cần massage đâu. Tráng nốt cho anh rồi còn cắt tóc cạo râu nữa.
– Vâng, thế để em lấy nước mùi già.
Khi những lọn tóc đẫm nước mùi già của người khách cuối cùng kỳ lạ rơi xuống sàn, trời đã tối hẳn, dường như đã vắng tanh, mùi hương trầm và thức ăn của nhà ai bay sang, trộn lẫn với hương mùi già khiến cửa hàng nhỏ có chút không khí gia đình. Bàn tay cầm dao cạo của Hoa đưa những đường từ tốn vào bộ râu tua tủa của gã, tạo ra những n đường màu da người giữa lớp bọt kem trắng xóa. Gã Đầu Gấu bặm trợn dần biến mất. Trước gương còn lại một gã thanh niên, rắn rỏi và không hề xấu trai đang mỉm cười với Hoa.
– Anh gửi tiền… – Gã đứng dậy, rút ví.
Gã đưa một tờ tiền mệnh giá khá cao và bảo không lấy lại tiền thừa, như bất cứ một vị khách nam tử tế nào khác trong những dịp lễ tết thế này. Vậy mà không hiểu sao Hoa thấy áy náy. Quần áo xuềnh xoàng bạc phếch, lại đi bộ, có lẽ gã không khá giả gì.
...