Teya Salat
* Danh ngôn tình yêu: Ngôn ngữ của tình yêu nằm trong đôi mắt.
Tip Sử dụng trình duyệt Uc Browser để đọc truyện nhanh nhất!
[QC] DinhCaoMobi.Net - Wap tải game miễn phí cho di động
Fanpage
Tìm kiếm
Menu Nhanh
Pi-a-mơ không chỉ nở trên triền núi

Pi-a-mơ không chỉ nở trên triền núi

Trang đọc truyện
score
Đánh giá: 4.5/5, 1718 bình chọn



Pi-a-mơ kể cho Dũng nghe về loài chim có tiếng hót lạ đó:

– Phụ nữ ở bản em đến mùa sinh nở, người chồng sẽ làm cho một ngôi nhà cạnh bờ suối bên trong nhà tết toàn hoa pi-a-mơ khô, rồi vào rừng đốn củi về chất đống cạnh ngôi nhà. Rễ pi-a-mơ cũng được đào lên phơi khô dành sẵn. Khi sinh em bé, người chồng sẽ nhóm lửa rực than hồng, người vợ đi quanh bếp lửa chín vòng rồi xuống suối ngâm mình ướt hết áo quần sau đó lên đi tiếp chín vòng. Làm ba lần như vậy trong một ngày rồi thay áo quần nghỉ ngơi. Ba ngày sau ôm con về bản.

– Thế không ăn uống à? – Dũng hỏi.

– Có chơ, người chồng sẽ lo cơm nước. Nhưng nước phải nấu bằng rễ cây pi-a-mơ. – Pi-a-mơ trả lời.

– Tết nhiều hoa pi-a-mơ trong nhà để làm gì vậy cô bé?

– Hương hoa pi-a-mơ sẽ tẩy đi những uế tạp, tanh tưởi.

Dũng gật gù, chợt nhận ra ở vùng đất hoang vu sơn cước này luôn sở hữu và ẩn chứa những điều thần bí đang dần cuốn hút anh. Pi-a-mơ kể tiếp:

– Duy có nàng Pha-triêng, vì hiếm muộn đường con cái, khi có chửa sợ thú dữ bắt mất con nên chồng nàng làm cho một ngôi nhà trên cây. Nàng sinh con sớm trước một tuần, lúc đó chồng nàng đang lên rẫy. Sau khi sinh con ra, nhìn thấy mặt con, Pha-triêng hét lên rồi tụt xuống cây đi thẳng vào rừng tìm chồng. Vừa đi nàng vừa gọi: “Con còn côi cột,…”. Mãi sau không thấy Pha-triêng về, chỉ thấy có con chim lạ về, đứng trên ngọn cây trước nhà Pha-triêng mà hót: “Con còn côi cột,…” Dân bản bảo vì Pha-triêng nhìn thấy đứa con dị thường nên sợ hãi bỏ đi và biến thành con chim về báo cho chồng biết đứa con của họ vẫn đang còn trên cây. Từ đó loài chim này mang tên Pha-triêng.

Dũng chợt ngây người ra giây lát. Ai chẳng biết vùng đất nở tràn hoa pi-a-mơ xinh đẹp từng chịu ảnh hưởng nặng nề của chất da cam. Cha Dũng. Ông thừa biết cái sự thật thẳng thừng tàn khốc đó. Còn mẹ Dũng. Bà biết tất. Nhưng bà chỉ có thể lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt bất ổn, suy tư.

– Bộ đội Dũng nói về anh cho em nghe đi?

Giọng Pi-a-mơ lảnh lót, làm Dũng giật mình.

– Tôi á, tôi chẳng có gì tốt đẹp để kể. Cuộc sống của tôi chán ngắt. Con chim phải sống trên trời, con cá sống ở dưới nước, nếu hoán đổi vị trí cho nhau sẽ không tồn tại được. Vậy mà cha tôi biến tôi thành con chim, con cá, thả đâu sống đấy không lấy một chút tự do.

– Cha em nói thích nghi thì tồn tại.

– Tồn tại như thế này chi bằng chết quách cho sướng thân. Chẳng hạn làm con chim rơi xuống dòng suối này hoặc làm con cá bay vút lên trên cây. Chết. Là hết. Và tự do.

– Nếu tìm đến cái chết mà chết ngay được đã là sướng nhưng nhỡ chết dở sống dở thì đau lắm.

– Ừ. Chắc đau.

Pi-a-mơ nhìn ngọn suối đang tuôn trào dữ dội, cô bé cười tít mắt:

– Sợ đau như thế sao lại đòi chết! Theo em nào, đi gặp những thiên thần của em, bộ đội Dũng sẽ thấy yêu cuộc sống của mình ngay ấy mà.

“Những đứa trẻ mà nàng gọi là thiên thần đang bị bệnh và ở ngôi nhà cạnh vách núi. Cha mẹ nàng chăm chúng. Những đứa trẻ là con cháu của đồng đội cha nàng và đơn vị tôi đang đỡ đầu cho các em ấy. Dân bản cũng thường xuyên ghé thăm, lúc thì nải chuối, vài quả trứng gà, lúc thì dăm quả bắp non, lon đậu xanh, củ khoai, củ sắn,…Ở dưới xuôi tôi cũng hay chở mẹ mang sữa, bánh kẹo, mì tôm,…cho các em có hoàn cảnh bất hạnh. Tôi tưởng tượng khuôn mặt, hình dáng của lũ trẻ bụ bẫm đáng yêu như nhưng cô bé, cậu bé mà tôi đã từng gặp ở trong các trại trẻ mồ côi ở thành phố. Bỗng thấy lòng rạo rực. Tôi cũng yêu trẻ con lắm, ước gì mình cũng có vài đứa em. Nhưng khổ nỗi khi còn trẻ cha mẹ xa nhau biền biệt đến lúc gần nhau thì mẹ đã qua cái tuổi sinh nở. Tôi nóng lòng, giờ thì đã thấy yêu vùng đất nghèo khó này rồi. Nàng bảo, hái một ít hoa pi-a-mơ xuống làm quà cho bọn trẻ. Những bông hoa pi-a-mơ màu trắng có đốm tím li ti tết lại thành chùm rung rinh reo vui trên tay tôi. Bước vội theo Pi-a-mơ lòng tôi đầy hào hứng. Pi-a-mơ đặt những bông hoa trên những mô đất nhô cao. Như thấu được những điều khó hiểu qua ánh mắt của tôi, nàng nói: “Đây là nhà của những đứa trẻ không chiến thắng nổi bệnh tật.” Khuôn mặt nàng lúc đó như trời không có nắng. Tôi không hỏi gì thêm, theo nàng đến một ngôi nhà nhỏ đìu hiu nép mình dưới chân núi. Ngôi nhà lợp mái tranh bốn vách che bằng ván. Mẹ nàng ra mở cửa. Chợt tôi khựng lại khi nhìn những đứa trẻ bên trong ngôi nhà. Khiếp đảm. Nụ cười tươi như hoa bỗng héo hắt. Bó hoa pi-a-mơ trên tay tôi rơi vô thức xuống đất vung vãi. Tôi thét lên thất thần:“Trời ơi, không phải là người!”. Tôi bỏ chạy như bị ma ám lên triền núi. Băng qua bãi đất trống lồi lõm, xuyên qua những ngôi mộ lúp xúp,…Tôi khụy xuống giữa rừng pi-a-mơ. Toàn bộ sức lực dồn vào những hơi thở dốc. Gần như kiệt sức không thể lê bước thêm nữa. Tôi gục xuống và nằm quằn quại trên mô đất in bóng núi rồi từ từ ngửa mình duỗi thẳng chân tay. Bầu trời hôm nay như được chống lên cao xanh vút, sao tôi thấy u ám kì dị. Hơi nóng hầm hập trong người bốc lên ngùn ngụt, tôi run bần bật. Hình ảnh những đứa trẻ nằm ngồi co quắp, da nhăn nheo như bà già chín mươi tuổi, những cái đầu to hơn thân hình, những bàn tay tròn lẵn không có ngón, những bàn chân thừa ngón phủ đầy lông, con mắt lồi ra choán hết cả mặt, cái miệng không cười cũng như cười, toác ra kiểu hàm ếch, thân hình như bộ xương phơi khô dưới nắng khát. Ủ dột. Thui chột. Tất cả đang bủa vây hiếp đáp giác quan tôi một cách trắng trợn. Sự sợ hãi đang len lỏi vào máu, rối rắm. Tôi với tay kéo hoa pi-a-mơ phủ lên mặt. Hương hoa ru tôi vào giấc ngủ. Chợp chờn. Ma mị.”

Lính đi tuần ca năm giờ chiều phát hiện Dũng đang nằm bất tĩnh nên đưa về đồn. Các giác quan ướp hương pi-a-mơ ngủ quên chợt bị đánh thức khiến toàn thân Dũng run cầm cập. Mặt tái mét. Mồ hôi tuôn ra đầm đìa và nói như mê sảng. Chẳng ai hiểu Dũng nói gì. Đồn trưởng hốt hoảng, đúng lúc đơn vị nhận được thuốc cấp. Nhưng uống thuốc hạ sốt mấy tiếng sau, nhiệt độ cơ thể Dũng chẳng giảm chút nào. Toàn thân anh tím dắt, co giật liên tục, tiếng rên hư hử kéo dài và không ngừng đổ mồ hôi hột. Ông Chiến đích thân đến nhà Pi-a-mơ tìm nhưng không có cô bé ở nhà, ông liền tìm đến ngôi nhà bên vách núi.

Ông Chiến, Pi-a-mơ cùng mẹ về đến đồn. Ông Chiến ra lệnh tất cả giữ bình tĩnh. Mẹ Pi-a-mơ bắt mạch cho Dũng rồi bảo, Dũng ốm nặng lắm phải dùng biệt dược trị liệu ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng loài thuốc này ở tận rừng sâu. Bà thở dài. Pi-a-mơ xin phép được đích thân vào rừng lấy thuốc. Ông Chiến nhét vội vào tay Pi-a-mơ chiếc đèn xài bằng pin con ó. Cả đội vệ binh hộ tống Pi-a-mơ vào rừng.

Đêm nay con chim Pha-triêng lại về đứng trên ngọn nứa ở sau hè réo lên liên hồi. Tiếng kêu man dại như gọi hồn ai. Liệu con ma rừng có bắt Dũng đi mất không? Mẹ Pi-a-mơ thở ra tê tái. Đến tận khuya Pi-a-mơ mới mang thuốc về. Mẹ Pi-a-mơ tự tay thái lá thuốc, nghiền nát, vắt nước vào chén rồi bón cho Dũng. Nhìn tư thế nằm èo uột, thở thoi thóp thiếu sức sống của Dũng, ai cũng lo lắng. Mẹ Pi-a-mơ chốt lại một câu: “Nếu sáng mai bộ đội Dũng không tĩnh lại thì đưa gấp về xuôi để cha mẹ cậu ấy gặp mặt con lần cuối.”

“Không hiểu sao tôi thích quấn quýt bên nàng. Có thể vì nàng đẹp hay nàng đã không quản nguy hiểm vào rừng sâu lấy thuốc cứu tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần? Tôi biết giữa tôi và nàng không thể tiến xa hơn. Chúng tôi không cùng chí hướng. Nàng yêu những đứa trẻ tật nguyền còn tôi nhìn chúng là sợ đến hồn xiêu phách lạc. Tôi thích sống ở chốn đô thành còn nàng thì bảo: “Pi-a-mơ chỉ có thể nở trên triền núi”. Đồn trưởng Chiến khuyên tôi, đừng đùa với tình yêu, đau đấy! Giá mà ai cũng biết trước “đau tình” như thế nào thì đã không tốn nước mắt cho chàng Romeo và nàng Julyet. Đúng không? Cũng như cái tên Pi-a-mơ khắc sâu vào tim, tan chảy trong huyết mạch của tôi lúc nào chẳng hay vậy. Hễ ai nhắc đến tên nàng là tôi lại kể về nàng với tất cả niềm say sưa không biết chán. Thú thực nàng rất đẹp, minh tinh màn bạc hay hoa hậu cũng chỉ có thể đẹp đến thế thôi. Biết tôi khoái Pi-a-mơ nên lúc tổ chức giao lưu văn nghệ giữa đơn vị và bản, anh em ghép tôi và nàng một cặp. Đan lấy tay nàng và nhảy sạp theo điệu nhạc truyền thống được xướng bằng miệng của những chàng trai cô gái: Son son son đô son, son son son đô rê,… Tôi thấy như có luồng điện chạy rần rần từ tay vào tim rồi phừng lên mặt nóng ran. Nàng cũng nhìn tôi mắt lúng liếng e thẹn. Cảm giác đó thật lạ, tôi không giải thích bằng lời hay tôi đã thích nàng mất rồi. Chẳng lẽ…? Ôi không! Điều đó là không thể xảy ra, nhất là với nàng. Tôi cố xua hình ảnh của nàng ra khỏi đầu bằng cách chạy ào ra sân và leo lên ngồi chễm chệ trên chõng tre giữa các đồng chí của mình. Các đồng chí thân yêu của tôi ấy, cứ thấy mặt là bắt tôi kể chuyện. Họ bảo tôi có khiếu nói chuyện trước công chúng. Chắc họ động viên thôi chứ tôi biết mình kể đâu có hay. Mà ở chốn rừng sâu này tìm ra được cái trò gì đó để tiêu khiển là tốt lắm rồi. Cứ khen nhau vài tiếng có mất gì đâu. Tôi vui mà họ cũng vui. Những câu chuyện tôi biết về nơi này, đều tìm hiểu từ nàng. Hôm nay tôi kể về tục đi sim: “Đó là một tập tục lâu đời của bản, diễn ra vào mùa trăng, nhất là những đêm trăng sáng, thời điểm lý tưởng cho những chàng trai cô gái trông ngóng đợi chờ để trao lời yêu thương. Chàng trai đứng ở sau hè và thổi chiếc kèn Amam nếu cô gái đồng ý sẽ ra khỏi nhà cùng chàng, họ sẽ hẹn hò bên cánh rừng, con suối… Và nếu phải lòng nhau họ có thể ngủ lại với nhau tại những ngôi nhà trên rẫy. Chàng trai sẽ trao cho cô gái mà mình yêu thương một chiếc vòng bạc để ngõ lời yêu. Đêm trăng chứng giám cho tình yêu bền vững, xanh mãi như ngọn núi cánh rừng, chảy mãi như con suối con sông.”...
<<123>>
Đến trang:

Quét Virus: An toàn

Nhận xét
Kenh360.Org, Wap Tải Game Hack, Truyện 18+, Wap truyện NVGT, Tải game miễn phí, Backlink, Youtube Donwloader
Load: 0.000325s | View: 1718 (+3)

On C-STAT